Tình yêu, tình dục, hệ quả (1)
10/02/2025
Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết số 16
Tình yêu chưa bao giờ
bắt nguồn từ tình dục. Mà tình dục là yếu tố để làm thăng hoa tình yêu.
Khi chưa đủ bản lĩnh, chưa đủ hiểu biết ta dễ ngộ nhận nhu cầu
về sự thân mật thể xác, hay phải lòng – bởi một điểm thu hút nào đó của một ai
đó - là tình yêu. Để đi đến những quyết định sai lầm và mang theo bao hệ quả
tiêu cực ảnh hưởng đến mình, người thân yêu, và mọi người xung quanh. Như là một
lối sống thiếu trách nhiệm, chưa trưởng thành về tinh thần dẫn đến sự nuông chiều
cảm xúc, trong khi chính cảm xúc đó chưa được phân loại tốt xấu để định hướng
phát triển. Ví như: nóng giận, ta nhận ra mình đang có cảm xúc nóng giận. Ta phải
biết được cơn nóng giận đó khi được bộc phát sẽ mang đến điều tốt hay xấu. Có
những lúc ta cần biểu lộ sự nóng giận, nhưng nhiều lúc thì nó mang đến kết cục
không tốt, kéo theo sự hối hận muộn màng. Tiếp đến, nếu biết rằng ta nên biểu lộ
sự nóng giận thì ta lại phải lựa chọn cách biểu lộ nó. Có người thì dùng vũ lực,
có người dùng bạo lực ngôn từ, có người chỉ im lặng rời đi hay chỉ bằng ánh mắt
tức giận đã đủ làm người khác phải khiếp sợ. Nếu cứ theo mô thức như vậy, ta sẽ
thấy con đường từ giai đoạn nhận thức cảm xúc (nóng giận) đến giai đoạn biểu hiện
ra hành vi thật là mất thì giờ và công sức phải không? Còn chưa kể không biết
mình làm có đúng không, làm sai kết cục xấu thì hóa ra công cốc (thất bại).
Con đường quá khó khăn mà lại tiềm ẩn thất bại không rõ. Thế
là nhiều khi ta tự hỏi sao phải nhọc công vậy nhỉ?. Và đơn giản hơn t cứ nuông
chiều cảm xúc, mặc nó tới đâu thì tới. Ta nóng giận, ta cứ để theo bản năng của
ta, ta có nhu cầu tình dục t cứ phóng túng nó. Con đường dễ dàng lựa chọn dễ
dàng và nhiều người chọn, vì lại theo bản năng t chọn đường phẳng mà đi ai lại
cứ đâm đầu vào đường khó khăn gập ghềnh làm chi chưa kể làm rồi còn thất bại nữa.
Thế nên ta thường thấy bao nhiêu bi kịch, đau khổ cũng từ cái gọi là nuông chiều
bản năng mù quáng theo lựa chọn dễ dàng đó. Hãy đọc báo mà coi, tội lỗi cũng từ
đó mà ra. Cướp. Giết. Hiếp. Ngoại tình – đánh vợ bạo con. Nhưng chúng ta liệu
có lấy đó làm tấm gương để né tránh không, hay ta chỉ thỏa sức phán xét các đối
tượng đó, và rồi khi ta rơi vào ngữ cảnh đó ta cũng lại nuông chiều bản năng và
cũng lâm vào đường tội lỗi. Rồi có cách lý giải, như là duyên, nghiệp, phước kiếp
trước – Cũng có thể đúng, cũng có thể không. Nhưng đúng hay không rồi ta làm được
gì. Điều ta có thể làm để giảm bớt những đau khổ, bi kịch đó, giúp t né tránh
được đó là lựa chọn con đường khó khăn rèn bản lĩnh, tăng hiểu biết, kiểm soát.
Ta làm được không, ta làm được, ta lựa chọn và rèn luyện, thất bại ta lại làm lại.
Từ đó ta nhận diện được tầm quan trọng của giáo dục. Giáo dục
nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục trong xã hội. Nhưng giáo dục không phải
lúc nào cũng thành công tuyệt đối. Và ta có công cụ tiếp theo đó là luật pháp,
tù tội. Nhưng luật pháp vẫn có những kẽ hở, không phải lúc nào tội lỗi cũng được
đưa ra ánh sáng để pháp luật trừng trị. Đạo cao một thước, ma cao một trượng.
Và đợi luật pháp can thiệp có phải là sự đã rồi. Thế là ta lại có cái gọi là
chuẩn mực đạo đức xã hội, có cái gọi là xã hội lên án, rồi tòa án lương tâm, và
các quy luật gieo nhân nào gặp quả đó. Có phải ta vin vào đó khi ta bất lực
không – chắc một phần; Và có phải lúc nào nó cũng hiệu quả không?. Tất nhiên là
không tuyệt đối được, bởi vì có tình huống ta sợ hãi cái xã hội lên án, ta sợ
xã hội phán xét, ta sợ cái thước đo của xã hội. Nhưng, dù ta sợ ta vẫn làm, và
ta làm xong ta tìm cách giải quyết. Thế là ta chuyển thước đo thành mục đích.
Và từ đó sinh ra cuộc hội thoại: “nhỡ có bầu thì sao?” “thì đăng
ký hôn”, “thì phá thai” – thì nào
cũng thật tệ.
tiếp theo: https://www.germifire.com/2025/02/tinh-yeu-tinh-duc-he-qua-2.html
Nhận xét
Đăng nhận xét