Cảm nhận sách Những Quy Luật Của Bản Chất Con Người của Robert Greene - dẫn nhập

Bài viết số 03 (14:09, 07/01/2025)

Đọc tới đâu viết tới đó nè - Dẫn nhập

Lý do đọc cuốn sách này: ban đầu mình hơi e ngại vì cảm thấy hơi bị lý trí và có gì đó hơi "tiêu cực", chiêu trò, thủ đoạn. Nhưng những va vấp trong cuộc sống khi tiếp xúc với con người, làm mình có động lực đọc hơn.

Dẫn nhập trước khi vào chương 1 của cuốn sách, tác giả nêu ra lý do bạn nên hiểu bản chất con người, hiểu những mặt xấu của con người, và phải hiểu luôn rằng chính bản thân mình cũng là con người cũng có có mặt xấu xa chứ không phải tốt đẹp. Ta hiểu để ta nhận biết khi nào nó trổi dậy và ta kiểm soát nó, thay vì ta làm như lơ nó coi như nó không tồn tại. ĐỌC ĐỂ HIỂU CHÍNH BẢN THÂN MÌNH - CON NGƯỜI chứ không phải để hiểu bản chất của NHỮNG CON NGƯỜI KIA - XẤU XA (TRỪ MÌNH RA) và tìm cách đối phó với họ. Đây là điểm mấu chốt thay đổi tư duy, góc nhìn rất lớn từ phía mình - người đọc. Trước đó mình luôn nghĩ rằng mình tốt hoàn toàn, và mình có oán giận con người- tại sao họ lại xấu xa, lại tàn nhẫn như vậy, tại sao họ có thể sống như thế, tiểu nhân và bỉ ổi vô cùng. Rồi đọc đâu đó có lời khuyên: muốn hiểu người thì trước tiên hiểu mình (nhưng rõ là mình đã hiểu bản thân vì mình thấy mình tốt, nhưng mình lại không hiểu họ tại sao họ lại làm những việc trái đạo đức và không đứng đắn như vậy). Đọc dẫn nhập và xong chương 1 mình đã NGỘ ra chính bản thân mình cũng đang tự lừa dối mình chăng? một vỏ bọc quá tinh tế và lý do quá hợp lý cho những suy nghĩ - lựa chọn - hành động của mình nhưng khi thẳng thắn đào sâu gốc rễ bên trong tiềm thức của mình thì mình nhận ra mình có phần giống những "con người xấu xa" kia. Chỉ là mình đã bỏ qua nó như thể là mình không có và mình làm rập khuôn theo sách thánh hiền - sách đạo đức - sách dạy điều hay ý đẹp của người xưa để lại. Để rồi mình nghĩ mình tốt đẹp, người khác xấu xa, để rồi mình trăn trở, đau khổ tại sao lại như vậy? tại sao ở hiền không gặp lành?, tại sao người xấu thường sống tốt?. 

Cụ thể, mình hiểu được bản chất con người (có cả mình trong đó), đều có những hạt sạn (tượng trưng điều xấu, hạt sạn đố kỵ, hạt sạn tham lam tiền tài bất chính, hạt sạn phản bội, hạt sạn bạc nghĩa, bội tín,...), những hạt mầm (tượng trưng những điều tốt, hạt mầm từ bi, hạt mầm cho đi, hạt mầm yêu thương, hạt mầm công bằng, hạt mầm quân tử, hạt mầm cống hiến cho con người,...). Tuy nhiên, thực tế, mình thấy, con người rõ ràng là khác nhau người quân tử kẻ tiểu nhân đó là do hành động - hệ quả vì thành phần/số lượng của các hạt này khác nhau ở trong mỗi người. Và các yếu tố nào tác động vào thành phần/ số lượng các hạt sạn, hạt mầm này?!. Và quan trọng hơn, là chính bản thân mình đã nhận ra mình cũng có hạt sạn tương tự như người xấu xa khác. Ví dụ, mình cũng có hạt đố kỵ nhưng số lượng các hạt này của mình có thể ít hơn so với người ghen tức đố kỵ khác (này mình tự đánh giá - có thể sai). Tuy nhiên câu chuyện của hạt sạn đố kỵ này trong mình là diễn biến có khác với người ta nên dẫn đến hệ quả khác. Những ngày còn ở ghế nhà trường nêu không có tham vọng, hoặc ước muốn học giỏi được người khác công nhận, được nhận phần thưởng của thành tích, được khám phá phát hiện bản thân mình có năng lực và giỏi như vậy, thì lấy đâu ra sự nỗ lực hơn nữa và đậu vào được ngành mình mong muốn (y khoa). Tuy nhiên nếu thấy ai đó giỏi hơn mình, đá mình ra khỏi cơ hội vào y, thì mình có tức không?, mình có đố kỵ không? mình có buồn không? sao mà không nhỉ? - nhưng lúc đó mình không nhận ra mình có hạt sạn này trong người. Vì mình tự nhận là quân tử, và mình fair-play, điều may mắn là mình được ba mẹ cho khả năng học hành tốt và bản thân mình chăm chỉ, mình cạnh tranh fair. Và thật sự mình đã chiến thắng. Mặt khác, ở những người thiếu may mắn hơn họ có thể không có tố chất bẩm sinh tốt, nhất là dù cho họ đã chăm chỉ nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn thua kém và không đạt được điều họ muốn. Đây là lúc hạt sạn đố kỵ tạo động cơ cho họ dẫn vào con đường khác để hạ bệ người khác - một con đường xấu xa đi!. Vậy thì nhân chi sơ tính bản thiện, nhân chi sơ tính bản ác?. Mình nhận ra, nhân chi sơ có cả ác và thiện (con và người), và quan trọng nhất nguyên bản chúng ta giống nhau (tương đối) -nên ta cần hiểu bản chất của ta, và mục tiêu có thể giống nhau nhưng con đường và lựa chọn có thể khác khác nhau dẫn đến hệ quả khác nhau. Cũng lòng đố kỵ, cũng lòng mưu cầu lợi-danh bạn được trời ban cho nhiều khả năng thiên bẩm được giáo dục được nhiều thuận lợi xã hội và bạn tự hào khi mình cạnh tranh fair-play, người khác ít thuận lợi xã hội - không được bố mẹ cho những trí thông minh - thiếu may mắn hơn nhưng họ cũng muốn mưu cầu giống bạn và với tâm đố kỵ họ lại dùng thủ đoạn bất chính - họ trở thành tiểu nhân - cái biểu tượng của sự xấu xa. Đọc đẫn nhập và chương 1, mình hiểu ra, mình có đố kỵ và người khác cũng có, mình đánh giá rộng và bao quát hơn một con người để mình hiểu được / dự phòng được người nào sẽ đi vào đường xấu với mình để đề phòng, mình nhìn người ổn hơn để biết người nào đố kỵ nhưng họ tâm tốt và dự đoán được khả năng họ chơi đẹp hơn. 

Cuối cùng, mình nhận ra cuốn sách thật sự xuất hiện đúng lúc với mình, với những rắc rối mình gặp phải với con người (đã nhiều lần). Đọc nghiêm túc cuốn sách và cố gắng thực hành điều phù hợp, chứ không đọc như dạo chơi. Recommend cho tất cả mọi người cùng đọc và cùng thực hành.

"Con người sẽ chỉ trở nên tốt hơn khi bạn khiến cho y nhìn thấy y là kẻ như thế nào" - Anton Chekhov - trang 31. sách Những quy luật của bản chất con người của Robert Greene.

Xong cuốn này tìm đọc nốt serries sách khác của ông này nữa :D

15:19 07/01/2025


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH LẬP BLOG VÀ TRỎ TÊN MIỀN TỪ SQUARESPACE VỀ BLOGGER, KHẮC PHỤC LỖI INVALID DNS RECORDS, THIS SITE CAN'T BE REACHED, 404 ERROR

MỘT ĐÊM TRỰC TẠI KHOA LAO 02/06/2017

Cà phê với chị bác sĩ hữu duyên - DI SẢN