Cà phê với chị bác sĩ hữu duyên - DI SẢN
Thành phố Hồ Chí Minh, 12:00, 06/01/2025
Bài viết số 04
Bài này mình viết vào 07/01 đang hồi tưởng lại buổi sáng hôm qua lúc cà phê với một chị bác sĩ trên nhiều khóa. Chị cho mình nhiều lời khuyên, và góc nhìn của chị từ một bác sĩ gần 10 năm làm ở một bệnh viện công lớn, sau đó chị nghỉ việc và ra làm tư. Mình đã nhận được rất nhiều lời chia sẽ giá trị từ chị nhưng mình chưa note ra đây. Bài này mình chỉ nói về một từ bên lề và cũng mới với mình nhưng lại không phải nội dung chính của cuộc nói chuyện. Đó là từ "DI SẢN", "DI SẢN CỦA BẢN THÂN MÌNH KHI CHẾT ĐI ĐỂ LẠI" chỉ nói vậy. Chị chia sẽ rằng "em nghĩ đi, cuối cùng thì khi mình chết đi di sản mình để lại chính là đứa con, chứ không phải là vật chất", nên chị muốn dành/ưu tiên thời gian cho con hơn là cứ mãi mê ở mãi bệnh viện (như cái ngày chỉ ở bv công và nhất là giai đoạn chống dịch Covid-19). Mình có hỏi, như vậy có đặt gánh nặng cho con cái không? [*]. Chị có giải thích là ý chị không phải như mình nghĩ, chị không đặt lên gánh nặng con cái như thế, mà chị muốn nhấn mạnh rằng con người quan trọng hơn vật chất, và kiếm tiền để có thêm thuận lợi nuôi dưỡng con mình - đây là DI SẢN - là quan trọng nhất- là điều thực sự mình dành cho con khi mình chết đi - chứ không phải mình mãi theo đồng tiền và chết đi để lại cho con - TÀI SẢN - TIỀN. Chị vui vẻ, trầm lặng, hiện nay cân bằng cả hai phải kiếm tiền với mục đích dùng nó là phương tiện chăm sóc cho con. Tới đây mình đã hiểu được ý chị, nhưng cũng giống như chị chăng (?) chỉ hiểu nhưng chưa dùng từ ngữ để nói cho sáng tỏ, mà ý này chỉ có thể cảm nhận và ngôn từ chỉ truyền đạt một phần.
Tới đây mình nhớ tới một người bạn động viên mình viết blog (gần đây), thực ra mình đã viết từ lâu thời còn trên ghế nhà trường (nhật ký, blog -2017 -khi là sinh viên y, song song đó viết trên word, đến này thi thoảng viết trên notion,...); nhưng các bài viết khá rời rạc ở mỗi nơi. Nay nhân duyên với chị bs, hai từ "DI SẢN" và hữu duyên với bạn trên, mình tập hợp lại và sẽ viết trên blog này, thay vì tản mạn đâu đó.
Cám ơn chị bác sĩ (quen trong một lần chống dịch Covid), cám ơn anh bạn
[*] Giống như là mẹ dành tất cả, mẹ hy sinh tất cả, mẹ all in vào con, con phải sống tốt con có mệnh hệ gì là mẹ cũng bị theo. Điều này mình thấy đứa con sẽ mang tâm lý sợ mẹ buồn, sợ ảnh hưởng tới mẹ, sợ mình làm gì đó sai rồi kết quả không tốt sẽ kéo theo mẹ. Và làm con có tâm lý e dè, sợ trải nghiệm cuộc sống, không dám làm những điều mình mong muốn. Mình nghĩ đây là hạnh phúc độc hại - hạnh phúc phụ thuộc - sự hy sinh độc hại núp bóng dưới một cái tên mỹ miều đức hy sinh của người mẹ - sự tận hiếu của con cái; mà nó là mất đi cái hạnh phúc thật sự - tự do - là tự tại - là cho chính mình - là tốt cho người khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét